• Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi


1. Môi trường chăm sóc trẻ

Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định. Nhưng khi chào đời, cơ thể trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ của môi trường thấp hơn so với tử cung của mẹ. Do vậy, bé của bạn cần được giữ ấm.

Bạn nên lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ. Bạn cần quấn trẻ trong tã lót, đi tất tay, chân và đội mũ cho trẻ. Lúc nàu, trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay người mẹ.

Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa… phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân… của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng.


2. Chăm sóc da cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.

Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

3. Chăm sóc rốn cho trẻ

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng…

Bạn cần phải luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.

Bận luôn nhớ phải rửa tay thật kỹ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ. Việc rửa tay không kỹ có thể mang tới hậu quả không tốt là rốn của trẻ dễ bị vi trùng xâm hại.

Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

Bạn cần lưu ý khi tắm cho trẻ, tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm. Kể cả khi tắm cho trẻ, bạn cũng cần giữ cho cuống rốn của trẻ luôn được khô ráo.

Bạn cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi vệ sinh rốn cho trẻ, bạn cũng đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.

Một lưu ý nữa là bạn không sử dụng được nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Khi trẻ 2-3 tháng tuổi, trẻ đã dần nhận biết được thế giới xung quanh. Trẻ cũng không còn ngủ nhiều như lúc 1 tháng tuổi nữa, trẻ đã dần biết ê a và có những cử chỉ ngô nghê nhưng đầy thú vị và đáng yêu. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi cũng mang lại nhiều niềm vui cho các bậc cha mẹ.
1. Tầm nhìn của bé

Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc

Ngoài ra, bạn có thể chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.

Để phát triển thị giác cho bé được tốt nhất, bạn nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

Ngoài việc treo đồ chơi, bạn cũng có thể treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

2. Hoạt động của bé

Giai đoạn này, bé của bạn không còn chịu nằm yên ngủ nữa, nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.

Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng.

Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được.

Bạn có thể cho bé chơi những món đồ chơi nhỏ có thể nhiều màu sắc, cho bé tập khả năng cầm, nắm và phát triển thị lực cho bé

3. Âm thanh

Bé của bạn lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

Vì thế, bạn hãy nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, bé của bạn sẽ thích lắm đấy.

4. Thính giác

Giai đoạn này với bé, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh. Lúc này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.

Bạn có thể mua cho bé đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.

Nếu khi bé của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của bé.

5. Giấc ngủ của trẻ

Thời điểm này, bé ngủ ít hơn một chút so với bé một tháng tuổi, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường bé ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Còn ban đêm, thời gian ngủ của bé từ 10-12 tiếng. Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp.

Khi đã quen với thời gian và thời điểm bé ngủ, bạn có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé.

Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

Khi nói chuyện với bé, bạn nên chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nhịp nhàng. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Bạn cũng có thể ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ cũng khiến bé thích thú tập trung.

Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Chú ý giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.

Cho bé nằm ngửa trên giường và khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân…

Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé.

Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Bạn nên tránh ánh sáng mạnh chiếu vào mắt bé, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt của bé.

Khi chụp ảnh, tránh sử dụng ánh sáng đèn, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé.

Không được cho bé uống thuốc với nước trà, để tránh làm giảm hiệu quả cuả thuốc.

Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… gần bé vì lúc này bé đã khá hiếu động, bé có thể dùng tay kéo, giật mình bất kỳ thứ gì xung quanh.

Ngoài ra, bạn cũng cần ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có nhiều sữa cho bé yêu của bạn nhé.

  • Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.

1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.

2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người

Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.

Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.

Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.

3. Bé học cách cầm nắm đồ vật

Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.

Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.

4. Bé học cách lật

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.

Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.

Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.

Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.

Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa.


  • Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi

Bé của bạn đã được 4 tháng tuổi và đang dần thích nghi với chế độ dinh dưỡng và cuộc sống hàng ngày. Vào giai đoạn này, trẻ đã dần hình thành được thói quen trong việc dinh dưỡng và ngủ nghỉ hàng ngày. Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của bé, để sau 6 tháng đầu đời bú sữa mẹ hoàn toàn bé bé có thể quen với việc ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Chế độ ăn hợp lý cho bé 5-6 tháng tuổi

Nếu bạn có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa, thì bạn nên chọn loại thìa phù hợp cho bé. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn.

2. Chế độ sữa dành cho bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong 6 tháng đầu đời của bé, bạn nên nên nuôi bé  hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thụ và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.

Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé.

Việc bạn pha sữa quá đặc hoặc quá loãng đều có ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.

Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.

Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn.

Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.

Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú (tương đương 500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài).

Một vài lưu ý nhỏ khi bạn cho bé ăn dặm

Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh,đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.

Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.

Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.

Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng.

Một số món hoa quả cho bé 5-6 tháng tuổi

Đu đủ hoặc bơ , bạn nên nạo nhuyễn bằng thìa, loại bỏ hết hạt (với đu đủ) và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào món hoa quả tươi này.

Dưa hấu: Bạn bỏ hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.

Táo : Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh do đâu ?

Dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh là do khi bé mới chào đời Và việc vệ sinh cuốn rốn cho bé không phải các mẹ nào cũng biết vệ sinh do đó nếu không vệ sinh cuốn rốn sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh và rất nguy hiểm cho bé .

Cuốn rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào ?

Cuốn rốn ở trẻ sơ sinh  là nơi tiếp nhận chất bổ dưỡng nuôi cơ thể em bé khi còn trong bụng mẹ, nhưng khi sinh ra, trẻ sẽ mất một khoảng thời gian cho quá trình lành rốn và rụng. Tuy nhiên, việc chăm sóc rốn cho em bé cũng rất quan trọng, nếu không cẩn thận trẻ có thể bị nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh rất nguy hiểm cho bé .


Nguyên nhân nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh do đâu ?

- Khi các bé sơ sinh mới chào đời các cô y tá nữ hộ sinh sẽ phải có nhiệm vụ cặp và cắt dây rốn cho trẻ sau rồi băng lại cho bé để bé về nhà .

- Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn nhiễm trùng cuốn rốn là do các mẹ không vệ sinh cuốn rốn cho bé hàng ngày và thay băng rốn cho bé .

- Rốn là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và như vậy rốn bị nhiễm khuẩn . Hay gặp nhất là viêm rốn có mủ. Ngoài ra có thể gặp viêm mạch máu rốn.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn cuốn rốn ở trẻ :

Biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn rốn : Rốn thường rụng muộn, ướt, có mùi hôi. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy toàn thân, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa. Điều trị bệnh cần để rốn hở, giữ sạch, không cho phân, nước tiểu, nước bẩn thấm vào.Việc tắm bé tại nhà và rửa rốn hàng ngày bằng cồn iod 0,5 – 1% hoặc Bethadine. Nếu có mủ thì rửa bằng oxy già, bôi cồn iod và kháng sinh toàn thân.

Hoại tử rốn: Đây là bệnh tiên phát hoặc thứ phát sau viêm rốn do vi khuẩn yếm khí gây nên. Trẻ bị rụng rốn sớm. Rốn sưng đỏ, tím bầm, chảy nước mủ hoặc máu, mùi hôi, sưng tấy tổ chức xung quanh. Toàn thân suy sụp, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc rõ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng huyết, tử vong.

Viêm rốn có mủ: biểu hiện tại chân rốn bị tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng… lâu rụng rốn. Toàn thân trẻ có thể sốt hoặc không sốt, quấy khóc, không chịu bú… Nếu viêm nhẹ thì hàng ngày phải thay băng, nặn hết mủ, rửa rốn bằng dung dịch oxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại. Nếu trường hợp viêm nặng, trẻ sốt cao, bỏ bú, toàn trạng mệt mỏi, suy sụp… thì trẻ phải được nằm viện điều trị.

Viêm mạch máu rốn: Mạch máu rốn gồm có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Khi còn trong bụng mẹ thì thai được nuôi dưỡng bởi tuần hoàn rau thai. Nhưng khi trẻ ra đời, tuần hoàn rau – thai chấm dứt, phổi bắt đầu hoạt động, các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình xơ hóa thường kéo dài 6-8 tuần sau đẻ, tuy nhiên cũng có những trường hợp lâu hơn đến 9-11 tuần. Nếu chăm sóc rốn không tốt vi khuẩn có thể vào động mạch hoặc tĩnh mạch gây viêm mạch máu rốn. Thường viêm động mạch rốn hay gặp hơn viêm tĩnh mạch bởi vì sau khi cắt rốn, máu trong động mạch tồn đọng lại và đó chính là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Còn tĩnh mạch, sau khi cắt rốn máu tĩnh mạch được hút về tim, tĩnh mạch xẹp, không có máu ứ đọng lại nên ít bị viêm hơn.


+ Biểu hiện của viêm mạch máu rốn:

- Tại chỗ: Nếu tĩnh mạch rốn bị viêm thì bệnh trạng nặng hơn, dễ lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dễ dẫn tới nhiễm trùng huyết, nhìn bụng thấy thành bụng phía trên rốn tấy đỏ, phù nề, tuần hoàn bàng hệ rõ. Nếu vuốt thành bụng từ mỏm ức xuống rốn thấy mủ chảy ra.

Khi động mạch rốn bị viêm thì thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ. Vuốt thành bụng từ xương mu lên rốn sẽ thấy mủ chảy ra.

- Toàn thân: trẻ có sốt, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi. Viêm mạch máu rốn nhất là viêm tĩnh mạch rốn cần được phát hiện sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị tích cực.

- Trẻ cần được đến ngay cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ can thiệp cắt lọc tổ chức hoại tử, rạch rộng ngóc ngách, rửa rốn hàng ngày bằng oxy già, bôi cồn iod 1%, để hở. Nếu hoại tử rộng thì sẽ tiến hành chiếu tia cực tím. Điều trị toàn thân cần kháng sinh mạnh, phối hợp như nhiễm trùng huyết.

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh tại nhà

- Các mẹ thường xuyên vệ sinh cuốn rốn , rửa rốn hàng ngày bằng oxy già , cồn iod 1%  sau khi tắm bé .

- Chú ý trong tuần đầu sơ sinh cần tắm bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá đun sôi để nguội (để phòng nước không sạch vào rốn dễ gây nhiễm khuẩn), thay băng rốn hàng ngày sau khi tắm trẻ sơ sinh , trường hợp băng rốn bị thấm nước tiểu, phân thì phải lập tức .thay ngay. Chú ý áo, tã của trẻ phải giặt sạch bằng xà phòng và phơi nắng, nếu có điều kiện là ủi trước khi dùng thì càng tốt.

- Ðể đề phòng nhiễm khuẩn rốn, chị em cần đi khám thai định kỳ và đăng ký đẻ tại trạm y tế để được nữ hộ sinh chăm sóc và đỡ đẻ.

-Khi đỡ đẻ người nữ hộ sinh phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ vô khuẩn phòng đẻ cũng như kỹ thuật đỡ đẻ như: có xà phòng, nước chín, bàn chải để rửa tay, dụng cụ đỡ đẻ phải được hấp luộc đúng quy trình.

- Khi cặp và cắt rốn phải sát khuẩn bằng cồn iốt… Sau khi sản phụ về nhà trong thời gian rốn trẻ chưa khô, cán bộ y tế cần phải theo dõi và chăm sóc cho tốt như tắm bé sơ sinh tại nhà, thay băng rốn… Nếu không có điều kiện thì phải hướng dẫn cho người nhà biết cách chăm sóc cho đến khi rốn khô và liền sẹo.

Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà như thế nào ?

 Các ông bố bà mẹ hiện nay cảm thấy khó khăn khi tắm cho trẻ  sơ , đặc biệt tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà là 1 công việc rất khó đối với các chị em làm mẹ lần đầu . các mẹ sợ rớt bé khi ẵm bồng  hoặc sợ nước hay xà phòng làm cay mắt bé ,đặc biệt là vùng vệ sinh rốn .

- Trước tiên các ông bố bà mẹ hãy  dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi  tắm bé cho đứa con thân yêu. Sau 1 tuần  bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé . 

Chuẩn bị đồ để tắm trẻ sơ sinh :

- Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 27độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.

- Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ (nếu có), dầu gội, quần áo sạch…
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà :

- Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.

- Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.

- Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.

- Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

- Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

- Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.

Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

Vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm :

Dùng cồn để sát trùng rốn

Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần

Dùng que gòn để làm khô rốn

Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn

Bạn nên để ý rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh :

Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày trong tháng đầu giúp bé đỡ ngứa ngáy , có giấc ngủ ngon hơn ..

* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm

* Không được để bé một mình

* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 30 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.

* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.

* Tắm cho bé sơ sinh  dùng sữa tắm là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.

* Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.

Mẹo hay chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông không bị ốm

Việc chăm sóc bé sơ sinh vào mùa đông để con mình không bị ốm khi thời tiết lạnh như cảm lạnh ,viên phổi… là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ và dưới đây 6 mẹo haychăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông không bị ốm các bậc cha mẹ xem qua .

1 .Giữ ấm cho cơ thể cho trẻ tại nhà :

Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức chăm sóc sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.

-  Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.

-  Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.

-  Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

-  Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.

2 .Vệ sinh thân thể cho trẻ :

Trời mùa đông việc chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông các mẹ thường  hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc tắm bé tại nhà bạn hãy chú ý đến đèn sưởi đã bật hay tắt. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.

-  Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám và cách chất của dịch ở rốn rất dễ gây nhiễm trùng cho bé, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

- Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.

- Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 15 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 1-2 ngày tắm một lần. Thời gian tắm trẻ sơ sinh không quá 15 phút.

3. Cho bé bú :

- Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.

- Vào mùa đông chăm sóc bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.

- Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.

- Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.

4. Giữ da bé luôn khô thoáng :

Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.

5. Dưỡng ẩm cho bé :

Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm bé. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

6 .Cho bé ở trong nhà :

Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Ngoài 6 mẹo hay chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông . Các bậc cha mẹ cũng nên để ý nếu bé có bị cảm lạnh hãy mang đến bệnh viện để cách bác sĩ chăm sóc
  • Tại sao trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ ?
Nhiều ông bố bà mẹ quan tâm về sức khỏe của con mình . Sinh con được khoảng 1 tuần trở đi thì thất con hay khò khè và đặc biệt nhất là lúc cho con bú hay khi cho trẻ ngủ . 

Hỏi :

Chào bác sĩ . trẻ nhà tôi sinh thường, đủ tháng, thậm chí còn quá mấy ngày. Khi sinh cháu, bác sĩ nói nước ối bẩn và sợ con nhiễm trùng nên khi còn ở viện sản đã tiêm kháng sinh cho cháu.

Tôi không hiểu vì sao con tôi lại hay khò khè vào lúc cho bú hay là lúc cháu đang ngủ như vậy  . Con tôi như vậy có bị sao không ạ .và làm cách nào để cháu hết hiện tượng này . Cảm ơn bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè lúc đang ngủ

Trả lơi :

Chào bạn :

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường trả lời câu hỏi của bạn :

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do rất nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, mềm sụn thanh quản, hẹp lỗ mũi sau, ngạt mũi…

Thường  ở trẻ sơ sinh, lỗ mũi thường bé, do đó thường nghe thấy bé thở khẹt khẹt những lúc bé gắng sức (khi bé gồng người, lúc bé bú) nhưng sau đó lại thở bình thường. Tình trạng này thường tăng lên khi thời tiết lạnh và khô, lúc đó mũi của bé cũng ngạt hơn, do đó bé sẽ thở khẹt khẹt nhiều hơn.

Nếu bé không ho, không khó thở, ăn tốt, tăng cân bình thường, không sốt thì bạn không nên lo ngại gì. Nếu bé ho, khó thở, sốt cao thì bạn cần cho bé đến cơ sở chuyên khoa nhi để khám và điều trị.

Chúc mẹ và bé vui, khỏe.

Bình luận Facebook